
Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ Lê Tấn Thủ. Ảnh: H.T.
Chiều 5/12, Thành uỷ Cần Thơ tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP (mở rộng), tổng kết thực hiện công tác năm 2024 và triển khai nghị quyết nhiệm vụ năm 2025.
Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Lê Tấn Thủ cho biết, thực hiện chủ trương của Trung ương và Thành uỷ Cần Thơ, đơn vị dự kiến tham mưu việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18.
Cụ thể ở cấp thành phố, sáp nhập Ban Tuyên giáo Thành uỷ với Ban Dân vận Thành uỷ.
Sáp nhập Sở Tài nguyên và Môi trường với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sáp nhập Sở Giao thông Vận tải với Sở Xây dựng.
Sáp nhập Sở Thông tin và Truyền thông với Sở Khoa học và Công nghệ, để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ, chuyển đổi số; chuyển một số nhiệm vụ khác về các sở, cơ quan đơn vị có liên quan.
Kết thúc hoạt động của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để chuyển nhiệm vụ về Sở Nội vụ, Y tế, Giáo dục và Đào tạo.
Kết thúc hoạt động của 8 Đảng đoàn, 3 Ban Cán sự Đảng (tổng số 11 đơn vị trực thuộc Thành uỷ) và 2 Đảng uỷ khối thành phố trực thuộc Thành uỷ.
Thành lập 2 Đảng bộ trực thuộc Thành uỷ, tên gọi: “Đảng bộ Cơ quan Đảng, Đoàn thể, Tư pháp thành phố" và “Đảng bộ Khối Chính quyền thành phố”.
Chuyển Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ về Ban Dân tộc, thành lập Ban Dân tộc - Tôn giáo.
Thực hiện theo chủ trương của Trung ương, Cần Thơ dự kiến giảm ít nhất 19 tổ chức, cơ quan, đơn vị, gồm một cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Thành ủy, 5 Sở, 3 Ban cán sự Đảng, 8 Đảng đoàn, 2 Đảng ủy khối trực thuộc Thành ủy.
Ông Thủ cho biết, theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành uỷ, Ban Tổ chức đã rà soát, đánh giá cụ thể, khách quan, kĩ lưỡng toàn diện hoạt động của cơ quan, đơn vị, kể cả tổ chức bên trong của các cơ quan, đơn vị được sáp nhập, tinh gọn,… để tham mưu đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động; chỉ giữ lại những cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cần thiết, với tinh thần quyết tâm, khẩn trương, đảm bảo đúng tinh thần, chủ trương của Trung ương, chỉ đạo của Thành uỷ về yêu cầu nội dung, lộ trình, thời gian.
Trung ương và Quốc hội dự kiến họp đầu năm 2025 về tinh gọn bộ máyBan Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu tập trung chỉ đạo hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả ngay các công việc được giao, không để gián đoạn công việc. 22:15 5/12/2024 ">
TP Cần Thơ dự kiến tinh gọn bộ máy, giảm ít nhất 19 đơn vị
|
 |
Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng của Bộ TT&TT năm 2021 hướng tới thúc đẩy hình thành và phổ cập hệ sinh thái sản phẩm, ứng dụng của Việt Nam đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của trẻ em trên mạng (Ảnh minh họa) |
Một trong những mục tiêu của Chương trình là tuyên truyền đến toàn xã hội, đặc biệt là đối tượng là cha, mẹ, giáo viên, người nuôi dưỡng trẻ về hiện trạng, các mối nguy cơ với trẻ em trên không gian mạng và kiến thức, kỹ năng hỗ trợ, định hướng trẻ em tương tác an toàn, lành mạnh trên môi trường mạng.
Đồng thời, đề xuất, khuyến nghị các kỹ năng số cơ bản cho trẻ em theo từng độ tuổi để biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng. Trong đó có các kỹ năng giúp trẻ em sử dụng mạng bổ ích, an toàn; tự bảo vệ mình khi tham gia tương tác trên môi trường mạng và cách thức nhận diện, thông báo, tố giác hành vi, vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
Triển khai những giải pháp để phát hiện sớm, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi, nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Xây dựng và hình thành mạng lưới ứng cứu và bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng.
Chương trình cũng hướng tới thúc đẩy hình thành và phổ cập hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng của Việt Nam trên môi trường mạng đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của trẻ em.
9 nội dung trọng tâm trong năm tới
Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình vạch rõ 9 nội dung công việc sẽ được các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT tập trung triển khai trong năm 2021.
Theo kế hoạch, trong quý I/2021, Cục An toàn thông tin sẽ đề xuất lãnh đạo Bộ TT&TT thành lập Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Việc này sẽ được Cục phối hợp với Cục Tin học hóa, Cục PTTH&TTĐT, Cục Báo chí, Các Sở TT&TT và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) thực hiện.
Tiếp đó, trong quý II/2021, triển khai các hệ thống, giải pháp kỹ thuật hỗ trợ ngăn chặn dữ liệu, thông tin xâm hại trẻ em và giám sát tuân thủ việc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ trên Internet thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ nhanh chóng, kịp thời những nội dung trên môi trường mạng xâm hại đến trẻ em theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Việc nghiên cứu, đề xuất lãnh đạo Bộ TT&TT ban hành bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được thực hiện trong quý III/2021.
Quý III/2021 cũng là thời gian Cục An toàn thông tin cùng với Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Thông tin đối ngoại phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất lãnh đạo Bộ về việc Việt Nam tham gia những tổ chức, cam kết quốc tế về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; chủ trì cung cấp nội dung về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong các xếp hạng, đánh giá của quốc tế.
Theo Chương trình, Bộ TT&TT sẽ thiết lập Cổng thông tin điện tử, ứng dụng trực tuyến, các kênh thông tin (fanpage) trên các mạng xã hội trực tuyến có nhiều người sử dụng ở Việt Nam để hỗ trợ trẻ em tìm kiếm, thu nhập và phổ biến thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trên các kênh thông tin truyền thông phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu và năng lực của trẻ em. Nội dung này dự kiến được hoàn thành trong quý III/2021.
Bên cạnh đó, có hai nhiệm vụ thường xuyên cũng được các cơ quan, đơn vị của Bộ TT&TT triển khai trong năm tới, bao gồm: rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý, chính sách, chế tài về phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; Tăng cường truyền thông các nội dung liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng.
Ngoài việc được giao chủ trì thực hiện 7/9 nội dung, Cục An toàn thông tin cũng là cơ quan có trách nhiệm đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung trong Chương trình cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời, tổ chức đánh giá, báo cáo lãnh đạo Bộ kết quả thực hiện và đề xuất ban hành Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng năm tiếp theo.
Liên quan đến vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, trong năm 2020, Bộ TT&TT đã được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì xây dựng Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2020-2025”. Dự thảo Đề án hiện đã được Bộ TT&TT trình Thủ tướng Chính phủ.
Theo Bộ TT&TT, dự thảo Đề án đã đưa ra những giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề như tạo lập một đầu mối duy nhất trên không gian mạng nhằm tiếp nhận các phản ánh về nội dung xâm hại trẻ em; ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn để phát hiện sớm, chủ động chọn lọc và gỡ bỏ nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; đồng thời trang bị bộ kỹ năng số cơ bản cho trẻ em, bao gồm giáo dục nhận thức về môi trường mạng, kỹ năng để trẻ em có thể tự bảo vệ mình, tự nhận diện các nguy cơ trên môi trường mạng và có hành động thích hợp.">